Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT

Go down 
Tác giảThông điệp
Mr.ZeroSix
Admin
Admin
Mr.ZeroSix


Tổng số bài gửi : 26
Points : 91
Reputation : 0
Join date : 16/09/2009
Age : 33
Đến từ : Việt Nam

Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT   Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT Icon_minitimeThu Oct 08, 2009 7:08 pm

Thấy đứa cháu đập chuột uỳnh uỳnh, anh Hùng chạy tới máy tính xem và phát hiện ra cậu sinh viên khoa tin của một trường đại học cũng có tiếng tăm đã xóa (delete) hết biểu tượng trên màn hình rồi loay hoay không biết làm gì tiếp.
Phát cáu với thằng cháu, anh vừa giảng giải cơ chế cài đặt và gỡ bỏ phần mềm trong Windows, vừa lụi hụi Remove hộ. "Không hiểu ở trường nó học cái gì nữa", Hùng phàn nàn và tá hỏa khi biết sinh viên này vẫn ôm mớ tài liệu sách vở gà gật học để qua các kỳ thi...trên giấy.
Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT 11057927-sv1
Có những sinh viên IT "đánh game" giỏi nhưng lúng túng khi sửa máy, lập trình... Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Quá "kinh hoàng" nhưng khi nói chuyện với bạn bè,anh còn nhận được nhiều trường hợp "vui vẻ" chẳng kém. Câu chuyện "kinh điển" của thành viên SuperThin trên diễn đàn Trái tim Việt Nam Online lại lần nữa được truyền bá: "SuperThin làm dịch vụ photocopy và có để một máy tính gõ văn bản kiếm thêm, và thế là sinh viên tới để in luận văn/đồ án, bài tập... SuperThin thật sự bất ngờ khi gặp cậu sinh viên ngành công nghệ thông tin chính quy đàng hoàng ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, học năm cuối,mang đến ổ chứa toàn những file shortcut để in luận văn. Nếu chỉ gặp mộ trường hợp như thế thì chẳng nói làm gì nhưng càng về sau mình càng gặp nhiều người như vậy".

"Em ở quê đã bao giờ được sờ vào máy tính đâu", Hoàng, sinh viên Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (nay là Đại học Công nghiệp), than thở. "Đến cuối năm thứ hai mới có tiền mua máy và mới bắt đầu mày mò thoải mái. Trước đó, thực hành ở trường thì cố làm theo hướng dẫn trong bài không gây trục trặc gì trên máy là thở phào nhẹ nhõm lắm rồi".

Vì thế mới có chuyện Hoàng từng nổi máu "sĩ" hay đúng hơn là "nhắm mắt đưa chân" khi cô con gái bác chủ nhà bị hỏng máy tính. Bác vô tư khoe: "Cậu Hoàng ở đầu nhà là sinh viên tin đấy, nhờ nó kiểu gì mà chả xong". Vật lộn một hồi, Hoàng cũng dự đoán là thiếu RAM nên máy mới đơ ra khi cô bé đòi cài một loạt chương trình đồ họa để tập vẽ, chưa kể bộ từ điển Microsoft Encarta khổng lồ.

Chẳng ngờ là sau lời đề nghị rất hào phóng: "Để anh lắp RAM máy anh vào xem có chạy khá hơn không", cậu giật bắn mình khi máy tính kêu bíp bíp liên tục, còn màn hình ứng dụng thì vẫn đờ đẫn. Toát mồ hôi hột vì chính thanh RAM của cậu bị cháy, Hoàng mới lờ mờ nhớ ra tài liệu hướng dẫn thầy giáo đưa cho còn vài trang nữa chưa đọc, mà hình như đã thành... giấy gói xôi cho bác chủ nhà.

Một số trường đại học sau khi dạy đại cương xong sẽ cho phép sinh viên lựa chọn chuyên ngành phần cứng hoặc phần mềm ở năm cuối. Có những người sợ... điện giật, hoặc sợ chân tay lóng ngóng dễ đánh rơi cả tuốc-nơ-vít vào bo mạch chủ đã quyết định chọn phần mềm vì khi đi thi làm bài trên giấy hoặc trên máy cũng... dễ quay và đạt điểm khá khẩm hơn.

"Dù có thể không ra kết quả chính xác lắm, các thầy cô thấy bài đầy chữ cũng không nỡ đánh trượt", Trường,sinh viên năm cuối chọn ngành phần mềm, bẽn lẽn thổ lộ. "Em học đủ vài chương trình yêu cầu như Visual Basic, C++ để đi thi cho điểm chác đẹp đẹp rồi xin việc mới dễ, chứ học cái mình yếu thì người ta vứt hồ sơ của mình từ vòng loại". Nhưng cũng suốt 2 năm sau khi tốt nghiệp, hồ sơ của Trường không bị vứt ra từ vòng loại, cậu cũng được gọi đến phỏng vấn mà rốt cuộc vẫn trượt. Hóa ra, khi thử việc, người ta thấy cậu vẫn loay hoay cả ngày, thỉnh thoảng lén giở tài liệu ngày xưa chưa học ra đọc lại.

Còn Minh, khi đã kiếm được mảnh bằng đại học, vẫn băn khoăn hỏi: "Bây giờ em nên học gì tiếp? Thú thực là phần cứng thì không phải lúc nào cũng sửa tốt, cũng chẳng nghĩ đến việc làm bảo hành ở mấy công ty máy tính lớn, phần mềm thì không viết được, chưa bao giờ dám mơ đặt chân vào mấy doanh nghiệp tên tuổi. Hay là học quản trị mạng? Dù gì quản lý cái website cũng dễ hơn, mà ngày càng nhiều công ty lập trang web". Nhưng phần quản trị mạng trong trường cậu không dạy, mà muốn học ở ngoài cũng tốn vài triệu. Suốt nửa năm nay,Minh đang chịu khó làm nhân viên đưa hàng để kiếm ít tiền theo học ở trung tâm.

"Số sinh viên quá ngơ ngác cũng không phải ít nhưng quan trọng là nếu họ say mê, chịu khó thì cũng tiến bộ lên thôi", anh Triều, một kỹ sư tin học trong khu công nghiệp Như Quỳnh (Hưng Yên), tâm sự. "Ngày xưa học, tôi cũng lơ mơ lắm, máy tính không có, tiền thuê máy cũng không có. Nhưng sau đấy cố xin một chân phụ việc không lương ở những cửa hàng sửa linh kiện phế liệu, học được rất nhiều điều hay. Khi trình độ khá lên thì xin vào làm ở các tiệm Internet, vừa là để kiếm tiền, vừa là để tranh thủ xử lý sự cố và tìm tài liệu trên mạng mà học".
Việt Toàn (VnExpress)
Về Đầu Trang Go down
https://cntt4rum.forumvi.com
 
Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Olympic Tin học sinh viên lần thứ 18 và Kỳ thi Lập trình sinh viên ACM/ICPC
» Những bài tập nhập xuất cơ bản

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thảo Luận Chung :: Tin Tức CNTT-
Chuyển đến